Bệnh TPD (Translucent Post-larva disease) – mờ đục hậu ấu trùng đã và đang gieo rắc những nỗi kinh hoàng đối với ngành tôm Việt Nam khi gây ra tỷ lệ chết cao trên tôm và tốc độ lây lan nhanh chóng. Tuy nhiên bệnh TPD trên tôm hiện nay vẫn chưa có phương pháp đặc trị hiệu quả. Nhưng không phải là không có biện pháp phòng ngừa. Cùng GrowMax tìm hiểu những biện pháp phòng ngừa bệnh TPD trên tôm.
Bệnh TPD trên tôm chủ yếu ảnh hưởng đến tôm giai đoạn 2 đến 15 ngày tuổi, được cho rằng do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây ra. Triệu chứng của bệnh TPD thường bao gồm tôm bị mờ đục, không ăn, và chết trong thời gian ngắn. Bệnh TPD có thể lây lan nhanh chóng trong môi trường nuôi tôm nếu không được kiểm soát.
Với những yếu tố đó thì để phòng ngừa bệnh TPD trên tôm, chúng ta cần phòng ngừa trên các yếu tố sau:
- Tôm giống
- Môi trường nước
- Thức ăn
- Quy trình nuôi
1. Tôm giống
Mầm bệnh TPD hiện nay được phát hiện chủ yếu trên tôm giống. Tôm giống khỏe mạnh, không có mầm bệnh sẽ có khả năng chống chịu bệnh tật tốt, tỷ lệ sống cao hơn. Do đó, khi mua tôm giống, cần lựa chọn những cơ sở uy tín, có nguồn gốc tôm giống rõ ràng và có giấy xét nghiệm âm tính với TPD trước khi tới ao nuôi.
2. Quản lý quy trình nuôi
Bệnh TPD trên tôm hiện đang diễn biến phức tạp, người nuôi cần kiểm soát chặt chẽ tổng thể quy trình nuôi, sát sao liên tục. Đầu tiên là việc quản lý môi trường nuôi tôm. Môi trường nuôi sạch sẽ, an toàn sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh. Điều này bao gồm việc kiểm soát chất lượng nước, nhiệt độ, độ PH, và việc cho ăn.
Cần quản lý chặt chẽ khâu xử lý nước qua hệ thống ao gièo, ao lắng, ao sẵn sàng , ao nuôi, thường xuyên kiểm tra chất lượng nước, xử lý nước thải,…
Sử dụng chế phẩm sinh học: Chế phẩm sinh học có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho tôm, giúp tôm chống chịu bệnh tật tốt hơn.
Trong trường hợp tôm bị bệnh, việc sử dụng các loại thuốc và kháng sinh cần lưu ý sử dụng đúng liều lượng và thời gian theo hướng dẫn của bác sĩ và chuyên gia.
3. Thức ăn
Thức ăn là tác nhân chính gây ra những thay đổi cho môi trường nước trong ao nuôi và ảnh hưởng đến việc tăng trưởng phát triển của tôm.
Do đó cần lựa chọn những thức ăn có chất lượng tốt, đảm bảo dinh dưỡng toàn diện cho tôm. Nếu thức ăn có thêm thành phần hỗ trợ phòng ngừa điều trị TPD thì càng tốt.
Như thức ăn chức năng đặc biệt hỗ trợ phòng ngừa bệnh TPD trên tôm Specific TPD của Tập đoàn GrowMax.
– Specific TPD là một sản phẩm thức ăn chức năng được đội ngũ chuyên gia dinh dưỡng GrowMax đã dày công nghiên cứu và xây dựng trên một công thức đặc biệt.
– Specific TPD được bổ sung các chất phụ gia chuyên biệt có tác dụng thúc đẩy hệ miễn dịch của tôm nuôi, nâng cao sức đề kháng của tôm nuôi trước các tác nhân gây bệnh TPD.
– Specific TPD được bổ sung nhóm hoạt chất sinh học đặc biệt hỗ trợ thúc đẩy hoàn thiện hệ tiêu hóa của tôm nhỏ, hỗ trợ hấp thụ và chuyển hóa thức ăn một cách hiệu quả nhất.
– Specific TPD giúp cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu dành cho tôm nuôi tăng trưởng nhanh,đề kháng mạnh.
Xem thêm thông tin sản phẩm tại đây
Với tiêu chí “Chất lượng kiến tạo” các loại thức ăn cho tôm của tập đoàn GrowMax đã ngày càng được khẳng định về việc góp phần tạo nên mùa vụ thành công, đem lại những thắng lợi cho người nuôi tôm.
Có thể tham khảo một số loại thức ăn của tập đoàn GrowMax tại đây: Danh sách sản phẩm thức ăn GrowMax
Việc phòng ngừa bệnh TPD trên tôm có tầm quan trọng vượt trội so với việc chữa trị. Khi bệnh TPD đã bùng phát, việc chữa trị thường khó khăn và tốn kém, đồng thời không thể hoàn toàn loại bỏ được nguy cơ tái phát, gây hoang mang và thiệt hại lớn cho người nuôi tôm. Do đó, việc phòng ngừa bệnh TPD từ đầu giúp ngăn chặn sự lây lan của bệnh, giảm thiểu tổn thất về mặt kinh tế và bảo vệ môi trường.
Kết luận
Việc phòng ngừa bệnh TPD là vô cùng quan trọng để bảo vệ nguồn lợi kinh tế và môi trường. Chúng ta cần hiểu rõ về bệnh TPD và áp dụng các biện pháp phòng ngừa một cách hiệu quả. Hãy nhớ rằng, “Phòng hơn trị”.