ĐIỀU TRỊ BỆNH TPD TRÊN TÔM: THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP

ĐIỀU TRỊ BỆNH TPD TRÊN TÔM: THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP

Bệnh TPD “mờ đục hậu ấu trùng” (Translucent post-larva disease) trên tôm thẻ chân trắng trong thời gian ngắn từ cuối năm 2023 đã được ghi nhận ở rất nhiều các tỉnh nuôi tôm của ĐBSCL như Bạc Liêu, Cà Mau, Trà Vinh,… và trở thành dịch bệnh với tốc độ lây lan nhanh và gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi tôm. 

Hiểu biết về bệnh TPD trên tôm 

Bệnh TPD hiện đang được cho rằng do vi khuẩn Vibrio Parahaemolyticus (Vp- JS20200428004-2) – một loài vi khuẩn thuộc giống Vibrio gây ra. Với các dấu hiệu lâm sàng như: gan tụy và đường tiêu hóa nhợt nhạt hoặc không màu, đường tiêu hóa trống rỗng, khiến cơ thể tôm bị bệnh trở nên trong suốt và mờ đục, tôm yếu, tốc độ bơi giảm. 

Bệnh mờ đục hậu ấu trùng chủ yếu ảnh hưởng đến tôm giai đoạn 2 đến 15 ngày tuổi và hiện chưa có phương pháp điều trị hiệu quả khiến người nuôi khi bị nhiễm bệnh gần như phải xả bỏ hoàn toàn. 

Thách thức trong việc điều trị bệnh TPD trên tôm 

Bệnh TPD trên tôm hiện nay diễn biến rất phức tạp, tốc độ lây lan nhanh,  chưa có phương pháp điều trị hiệu quả, gây hoang mang rất lớn cho người nuôi tôm. Nhiều nguồn tin cho rằng bệnh TPD tới từ tôm giống nhưng mặc dù đã có xét nghiệm tôm giống âm tính với TPD trên tôm nhưng chỉ sau vài ngày đưa về nuôi, tôm vẫn chết hàng loạt. Điều này đặt ra rất nhiều khó khăn cho việc xác định nguồn gốc dịch bệnh để xử lý.  

Nếu không xử lý kịp thời, đúng cách, đúng chỗ thì hầu như toàn bộ tôm chết, và người nuôi buộc phải xả bỏ hoàn toàn gây thiệt hại nghiệm trọng về kinh tế cho người nuôi, đồng thời tăng áp lực lên môi trường khi người nuôi phải xử lý lại nước, xử lý thải tôm chết. 

Đồng thời nếu tôm chết ở giai đoạn giống chưa xuất ra khỏi trang trại giống thì các cơ sở sản xuất giống là những người bị thiệt hại đầu tiên. Sau đó có thể gây ra suy giảm nguồn cung tôm giống và ảnh hưởng đến toàn bộ mùa vụ nuôi tôm cho người nuôi, các cơ sở thu mua, chế biến tôm thương phẩm và toàn bộ chuỗi giá trị ngành tôm.  

Giải pháp phòng ngừa, điều trị bệnh TPD hiệu quả 

Do chưa thật sự có thể xác định nguồn gốc của bệnh TPD trên tôm nên gần như người nuôi tôm phải có giải pháp phòng ngừa toàn diện ở tất cả các yếu tố của quy trình nuôi tôm. Cụ thể:  

Lựa chọn con giống khỏe mạnh từ các cơ sở uy tín và được kiểm tra xét nghiệm đầy đủ 
Quản lý chặt chẽ môi trường nuôi bằng việc đảm bảo đúng các tiêu chuẩn về môi trường nước, xử lý thải, sử dụng thuốc kháng sinh, hoạt chất vi sinh. Kiểm tra liên tục và xử lý liền khi có thay đổi bất thường. Ngoài ra nên áp dụng các mô hình nuôi công nghệ cao tiên tiến như mô hình tuần hoàn nước GrowMax giúp đảm bảo môi trường nước, tiết kiệm nước đất, hạn chế thay nước và nhiều loại dịch bệnh. 
Sử dụng thức ăn chất lượng đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, khoáng chất, axit amin,… cho tôm, đặc biệt trong giai đoạn ương gièo trước khi chuyển ra ao nuôi giúp tôm nâng cao đề kháng, phát triển tốt và chống chịu được bệnh TPD trên tôm. Như thức ăn chức năng đặc biệt hỗ trợ phòng ngừa bệnh TPD trên tôm Specific TPD của Tập đoàn GrowMax.
– Specific TPD là một sản phẩm thức ăn chức năng được đội ngũ chuyên gia dinh dưỡng GrowMax đã dày công nghiên cứu và xây dựng trên một công thức đặc biệt.
– Specific TPD được bổ sung các chất phụ gia chuyên biệt có tác dụng thúc đẩy hệ miễn dịch của tôm nuôi, nâng cao sức đề kháng của tôm nuôi trước các tác nhân gây bệnh TPD.
– Specific TPD được bổ sung nhóm hoạt chất sinh học đặc biệt hỗ trợ thúc đẩy hoàn thiện hệ tiêu hóa của tôm nhỏ, hỗ trợ hấp thụ và chuyển hóa thức ăn một cách hiệu quả nhất.
– Specific TPD giúp cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu dành cho tôm nuôi tăng trưởng nhanh,đề kháng mạnh.
Xem thêm thông tin sản phẩm tại đây

Hình. Mô hình tuần hoàn nước GrowMax

Tổng kết 

Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức trong phòng ngừa và điều trị TPD trên tôm, nhưng không phải là không có cách. Người nuôi cần kiểm soát chặt chẽ tất cả các khâu trong quy trình nuôi từ môi trường, con giống, thức ăn,… sẽ giúp tôm tăng trưởng phát triển và có sức đề kháng tốt vượt qua giai đoạn khó khăn của TPD trên tôm